Quy hoạch xã An Phú - Quỹ đất nông nghiệp ven sông Sài Gòn

Dọc theo Tỉnh lộ 15 từ Hóc Môn về Củ Chi đi qua các khu vực đông đúc dân cư khoảng 25km. Chúng ta sẽ đến xã An Phú, tại đây có khu dân cư lâu năm và khu dân cư kinh tế mới một bên là đất nông trường mênh mông, phần còn lại là các điểm dân cư uốn lượn theo sông Sài Gòn hiền hòa.


Ngày đăng: 11/10/2022 11:26:17 SA
Thời gian: 11:26

Xã An Phú đã có quy hoạch chi tiết cho toàn bộ diện tích đất, Trung Hiếu thấy rằng địa hình xã này có ba khu vực chính: đất nông trường, đất dân cư hiện hữu, đất sinh thái ven sông. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đất bằng phẳng không nhấp nhô.

Tỉnh lộ 15 chia xã An Phú làm 2 khu vực:

Hướng Tây giáp xã Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, khu thảo cầm viên Sài Gòn Safari, phần lớn là đất nông nghiệp cây lâu năm, cây hàng năm, quỹ đất nông trường chăn nuôi bò và cao su, tại đây dọc theo đường Bến Súc có nhiều hộ dân định cư theo mô hình kinh tế mới.

Hướng Đông giáp sông Sài Gòn, huyện Dầu Tiếng và Bến Cát khu vực tập trung nhiều người dân địa phương cùng quỹ đất nông nghiệp trồng lúa, phần lớn nằm trong quy hoạch chi tiết vào đất du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nhà vườn, đất trồng cây ăn trái, khu vui chơi giải trí…

Xã An Phú có 6 ấp Hiếu ghi kèm diện tích: Phú Trung - 234,46ha , Phú Bình - 393,42ha, Xóm Thuốc - 245,43ha, Xóm Chùa - 274,4ha, An Bình - 612,26ha, An Hòa - 663,4ha.

Sơ đồ ranh các ấp xã An Phú

Sơ đồ ranh các ấp xã An Phú

Quy hoạch xã An Phú có các loại: đất ở hiện hữu, đất khu dân cư kết hợp kinh tế nhà vườn, đất nông nghiệp ven sông được quy hoạch làm sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, Trung Hiếu thấy rằng xen cài phía sau những khu dân cư có nhiều khu quy hoạch làm đất sản xuất, cây xanh, cây công nghiệp rất nhiều tại xã này so với khu vực khác.

Về quy hoạch hạ tầng giao thông xã An Phú trong tương lai, chưa có các tuyến đường kết nối liên vùng đi qua nhưng tại xã này có thể đi đến các trục đh hiện hữu như:

Tỉnh lộ 15 đi  Bình Dương hoặc vào trung tâm thành phố

Đường DT744 đi về Bến Cát, Tp. Thủ Dầu Một…

Tỉnh lộ 7 đi ra đường Xuyên Á quốc lộ 22, Đức Hòa (Long An).

Bán kính từ xã An Phú đến những trục đường này trung bình khoảng dưới 2km.

Phần lớn đất xã An Phú được QH vào đất nông nghiệp và nông trường chăn nuôi

Phần lớn đất xã An Phú được QH vào đất nông nghiệp và nông trường chăn nuôi

Trục đường chính hiện hữu:

Tỉnh lộ 15, Cây Gõ, Bến Súc, Nguyễn Thị Sữa cùng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn hiện nay đã được đổi tên từ đường số sang tên của các mẹ Việt Nam anh hùng, hầu hết đều đã được trải nhựa trong các khu dân cư.

Tỉnh lộ 15 - 35m đi qua khu trung tâm và các điểm dân cư đông đúc, các cửa hàng tiện ích, chợ Trụ Vàng, UBND xã. Theo trục đường này có tuyến xe buýt số 70 đi ngã tư Tân Quy, hiện tại An Phú chưa có ngân hàng, người dân giao dịch có thể đi xã An Nhơn Tây.

Cây Gõ - 20m bắt đầu từ trung tâm xã An Nhơn Tây đi theo đường vòng cung song song với sông Sài Gòn bao bọc khu dân cư hiện hữu lâu đời có đất cao gò và phần quỹ đất nông nghiệp được quy hoạch vào du lịch sinh thái.

Bến Súc - 20m điểm đầu tại nút giao Tỉnh lộ 15 (ngã ba bò sữa) rẽ trái, hai bên tuyến đường từ lộ giới vào trung bình 110m được quy hoạch làm đất ở xen cài đất sản xuất. Phía sau đó thuộc quỹ đất nông nghiệp của nông trường chăn nuôi.

Đường ven sông Sài Gòn có lộ giới 12m nhưng hai bên đường có thêm quỹ đất cây xanh cảnh quang kèm bờ kè bao bọc, hiện tại tuyến đường ven sông SG đang được dần hoàn thiện, liên thông từ xã Phú Mỹ Hưng đến xã Bình Mỹ tạo thành vành đai khép kín kiểm soát triều cường cho các khu đất nông nghiệp tại Củ Chi.

Quy hoạch khu trung tâm xã An Phú

Quy hoạch khu trung tâm xã An Phú

Những tuyến đường giao thông nông thôn tại An Phú đang được nâng cấp lên lộ giới từ 12m, trải đá xanh hoặc nhựa lưu thông từ khu vực trung tâm xã đến trục đường ven sông. 

Người dân xã An Phú đa số làm nông như chăn nuôi bò thịt và bò sữa, người trong độ tuổi lao động tại xã này có thể đi làm tại các KCN Tân Quy, Đông Nam, Tây Bắc hoặc đi Bến Cát (Bình Dương) có các KCN: Việt Hương, Rạch Bắp An Điền, KCN Quốc tế Protrade…

Hiện tại các dịch vụ của các nhà bán lẻ điện máy chưa xuất hiện tại đây, người dân thường mua các nhu yếu phẩm tại các cửa hàng tạp hóa và đi chợ Trụ Vàng tại trung tâm xã có bán tương đối đầy đủ. Nếu cần nhu cầu cao hơn có thể đến chợ An Nhơn Tây hoặc đi trung tâm thị trấn theo đường Nguyễn Thị Rành khoảng 16km  (có xe buýt số 79 đi bến xe Củ Chi - đền Bến Dược).

Quy hoạch một phần xã An Phú ven sông Sài Gòn

Quy hoạch một phần xã An Phú ven sông Sài Gòn

Phân khúc sản phẩm những nhà đầu tư lựa chọn tại đây có các dòng sản phẩm sau: đất diện tích lớn thuộc khu ven sông, đất tại các khu dân cư có chiều rộng từ 10m xây dựng nhà vườn...đối với phân khúc phân lô bán nền thổ cư tại đây rất hiếm xuất hiện.

Người dân nơi đây có cuộc sống yên bình không hối hả như các xã tập trung đông dân cư như Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ, Tân Phú Trung, Tân Thông Hội… vì không có các KCN và xa trung tâm. Xã An Phú Trung Hiếu thấy có những nét tương đồng với các xã Phú Mỹ Hưng, Thái Mỹ, Trung Lập Thượng là an ninh, không khí môi trường trong lành, người dân tại các xã này làm nghề nông nhiều, khi đến đây anh chị dễ dàng nhìn thấy những xe công nông và những công việc đồng án.

Quy hoạch xã An Phú - Ven sông Sài Gòn với quỹ đất sinh thái nghỉ dưỡng rộng lớn

Bài viết được thực hiện bằng những trải nghiệm của Nhà đất Trung Hiếu - Củ Chi gửi đến anh chị khách hàng đang quan tâm về quy hoạch xã An Phú.

Trân trọng !